Quy trình hàn phục hồi cho búa đập, roto và các chi tiết chịu mài mòn dạng va đập


Búa đập là chi tiết chịu mài mòn dạng va đập. Điều kiện làm việc khắc nghiệt, chịu va đập rất mạnh và thường xuyên bị mài mòn. Một đầu thanh búa đập có lỗ liên kết lỏng với rulo (roto) qua thanh suốt. Khi rulo quay, đầu thanh búa văng ra do lực ly tâm (khi đó trọng tâm thanh búa – tâm chốt – tâm trục quay thẳng hàng). Khi hạt vật liệu (viên đá/than) từ cửa cấp liệu rơi xuống gặp đầu búa đang quay ở đó xảy ra sự va đập vật liệu-búa-tấm kê làm vỡ vật liệu. Tốc độ đầu búa đập rất cao (40-80 m/s tùy theo vật liệu than hay đá). Vật liệu làm búa thường là thép Mn đúc, thành phần 13% Mn, ngoài ra còn một số trường hợp đặc biệt làm bằng thép hợp kim.

QUY TRÌNH HÀN PHỤC HỒI CHO BÚA ĐẬP, ROTO VÀ CÁC CHI TIẾT CHỊU MÀI MÒN DẠNG VA ĐẬP

Do điều kiện làm việc khá khắc nghiệt nên đầu búa và roto thường bị mòn, độ mòn nhiều hay ít, nhanh hay chậm tùy vào vật liệu búa và tùy theo tính chất đá. Thông thường sau khi búa mòn khoảng 20-30 mm tùy theo vật liệu búa người ta phải hàn phủ một lớp chống mòn lên bề mặt búa. Quy trình hàn như sau:

Bước 1: Hàn lớp lót: Sử dụng que hàn Philstain 312

+ Tác dụng lớp lót: Quá trình làm việc của búa đập khá khắc nghiệt, chịu va đập rất lớn, do đó sau một thời gian hoạt động sẽ có hiện tượng biến đổi cơ tính dẫn đến biến cứng bề mặt do lượng lớn cacbit sinh ra trên bề mặt. Lớp cacbit này tính hàn rất thấp, rất khó hàn. Do đó cần thiết phải loại bỏ lớp cácbit này hoặc hàn một lớp lót làm trung gian kết nối giữa búa và vật liệu hàn.

+ Chọn loại que hàn: que Philstain 312 hoặc philstain 307, . Các loại que này đều có thành phần Nikel, Cr và Mn cao, có tính kết nối cao (do thành phần Nikel cao), chịu được mài mòn và tăng cứng trong quá trình va đập, chống lại va đập dạng vừa

+ Quy trình hàn:

Lựa chọn các kiểu hàn búa phù hợp

– Làm sạch bề mặt hàn, loai bỏ đất đá, rỉ sét.

– Hàn lên khoảng 1 – 2 lớp bằng que hàn Philstain 312 Trước khi hàn nên sấy que khoảng 1-2 h để ổn định hồ quang khi hàn.

– Chọn dòng hàn thấp nhất có thể.

Bước 2: Hàn phủ, sử dụng que hàn đắp cứng Philhard

+ Tác dụng của lớp hàn phủ: đây là bước quan trọng nhất trong việc nâng cao hiệu quả của những lớp trước và

nâng cao thời gian làm việc của chi tiết. Que hàn Philhard 711 có hàm lượng Crom rất cao (Cr >35%) tạo cacbit dạng hạt thô có độ cứng 58-61 HRC. Nhờ có độ cứng và tính dẻo dai (trơ khi chịu va đập) của thành phần Cr mà tăng khả năng chịu mài mòn của búa nghiền.

+ Chọn loại que hàn: Sử dụng que Philhard 711 hoặc Philhard 713, Philhard 800

+ Quy trình hàn:

Sấy que 1-2 h trước khi tiến hành hàn.

Đối với búa bàn nhỏ (dưới 10kg) không cần gia nhiệt vật hàn, búa có kích thước lớn cần gia nhiệt 200 độ C.

Chọn dòng hàn nhỏ nhất có thể để giảm tính chảy loảng kim loại, khi kim loại bị chảy loãng sẽ bị trộn lẫn giữa thành phần que hàn và lớp thép nền , mối hàn sẽ không đạt lượng cacbit Cr (35%) do đó sẽ không đạt độ cứng như mong muốn. Dòng hàn thấp cũng hạn chế các vết nứt rạn chân chim trên bề mặt.

Tránh gió ( làm mát) thổi mạnh trực tiếp vào hồ quang sẽ gây các khuyết tật rỗ khí, rỗ xỉ. Làm sạch xỉ trước khi hàn lớp tiếp theo, sử dụng búa gõ xỉ hoặc bàn chải đánh rỉ.

Có thể hàn nhiều lớp, độ dày lớp hoàn thiện có thể đạt 15-20 mm , tránh để vật hàn quá nóng sẽ gây biến dạng nhiệt, không làm nguội đột ngột sau khi hàn. Để búa nghiền nguội trong không khí.

Lưu ý

  • Trường hợp búa làm từ thép hợp kim không nên để búa mòn quá 20 mm do quy trình hàn rất phức tạp và phải xử lý nhiệt (gia nhiệt chi tiết trước khi hàn và khống chế nhiệt độ nguội của mối hàn), ngoài ra mối hàn không đạt được hiệu quả mong muốn.
  • Trong trường hợp chế tạo búa mới nên sử dụng thép thường (CT3) để giảm chi phí, có thể hàn đắp trực tiếp 3 lớp Philhard 711 trên nền thép CT3.
  • Để đạt hiệu quả tốt nhất không nên để búa đập mòn quá nhiều vì nếu mòn nhiều hàn sẽ rất nguy hiểm, dễ bị bong tróc.

Tài liệu này đươc biên soạn bởi Ks Hoàng Văn Cường, mọi việc sao chép, thay đổi phải được sự đồng ý của tác giả. Trong quá trình biên soạn có tham khảo tài liệu của các đồng nghiệp và kết quả khảo sát tại Công ty Viglacera Hạ Long, Công ty CP Gốm Đất Việt.


Que hàn chống mòn cho trục vít củi trấu, củi than, củi mùn cưa


Giải pháp hoàn hảo chống mòn cho trục vít củi trấu , củi than, củi mùn cưa…

Trục vít của bạn bị mòn và bạn chưa có phương án phục hồi tốt nhất?

Bạn đang chưa biết dùng loại que hàn nào ? của hãng nào?

1. Nguyên nhân:

– Trục Vít ép củi trấu bị mài mòn do ắp lực đùn và ma sát giữa cánh trục vít với nguyên liệu củi trấu. Ngoài ra yếu tố nhiệt độ cao cũng làm cho trục vít nhanh mòn hơn.

– Đối với trục thép hợp kim được tôi cứng sẽ bền trong lần đầu sư dụng, sau đó trong quá trình làm việc do nhiệt độ cao nên trục vít bị mất dần tính cứng sẽ nhanh mòn hơn, đặc biệt là khi hàn đắp lại bằng que hàn thường hay que chịu lực sẽ không còn giữ được đặc tính ban đầu. Chi phí gia công mới trục vít cũng rất cao.

– Đối với trục vit đúc gang sẽ không thể phục hồi hàn đắp được, phải thay mới.

2. Giải pháp:

Sử dụng phương pháp hàn đắp cứng

– Hàn đắp cứng tức sử dụng loại que hàn mà sau khi hàn bề mặt chi tiết có độ cứng rất cao (60HRC) cái này là khác hoàn toàn que chịu lực nhé. một loai cho độ cứng, khả năng chịu mài mòn, loại kia chỉ là chịu lực kéo thôi.

– Tư vấn các bạn nên sử dụng que hàn chịu mài mòn của hãng PHILARC

  • Philhard 711 : độ cứng 58- 60 HRC được tạo ra bởi cacbit Cr 35%
  • Sugarhard 718S : Độ cứng 60-62 HRC tạo ra bởi cacbit Mo và Cr 23 %
  • Philhard 713 độ cứng 62-65 HRC được tạo ra bởi cacbit (Mo,V, W, Nb) cống mài mòn trong môi trường nhiệt độ cao hơn 500 độ C…
  • TUNGAHARD 950: Que hàn VONFRAM – 47% Vonfram; Hàng nhập khẩu

💎 Tungahard 950 được tạo bởi cacbit Vonfram (47%) , hình thành liên kết bền vững => chống mài mòn tuyệt vời trong những môi trường , điều kiện làm việc khắc nghiệt nhất như :

– Ma sát lớn

– Va đập mạnh

– Nhiệt độ > 500 độ C

💎 Độ cứng 65-69 HRC

=> Que hàn đắp cứng chống mài mòn tốt nhất tại Việt Nam

* Đánh giá : sử dụng khoảng 60 h - 80 h làm việc với máy công suất 200 - 250 kg/h

* So sánh với các loại que hàn chịu lực 7018 hay que chống mòn DMn 500 hay que hàn gang việt đức thì độ bền đạt gấp 4-5 lần.

3. Ứng dụng:

– Que hàn này được sử dụng rất nhiều để hàn đắp cánh xoắn, trục vít, ruột gà trong các nhà máy gạch, máy đùn gạch, trục vít tải liệu trong nhà máy nhiệt điện

– Phục hồi – đắp cứng chống mài mòn cho các thiết bị trong nhà máy mía đường , xi măng , gạch ngói đất sét nung , khai thác khoáng sản…

Liên hệ để được tư vấn, hỗ trợ kĩ thuật và cung cấp hàng mẫu thử nghiệm miễn phí


Ứng dụng que hàn trong ngành nhiệt điện, thủy điện, dầu khí


Que hàn Philarc – Ứng Dụng Sửa Chữa Phục hồi các chi tiết trong nhà máy Nhiệt Điện – Thủy Điện – Dầu Khí

  • Hàn inox , hàn chống rỉ , chịu nhiệt , chịu ăn mòn…
  • Hàn đắp cứng vít tải than , vít tải liệu , ống dẫn
  • Hàn đắp phục hồi răng gầu máy xúc máy ủi , bánh sao bánh xích
  • Hàn đắp phục hồi , chống mòn cho con lăn nghiền than , búa nghiền xỉ than , các thiết bị nghiền…
  • Hàn đắp cứng chống mòn cho cánh quạt công nghiệp , cánh bơm…
  • Hàn sửa chữa các chi tiết bằng gang…
  • Hàn đắp cứng chống mòn cho van xả nước nhà máy thủy điện
  • Sửa chữa các chi tiết bị mài mòn , cần phục hồi khác…


Que hàn Philarc dùng cho ngành khai thác khoáng sản


Que hàn Philarc – Ứng Dụng Sửa Chữa Phục hồi các chi tiết trong ngành khai thác khoáng sản , than đá …

  • Chế Tạo Bề Mặt Cứng Cho Sàn Rung, Máng Chuyển Liệu.
  • Hàn Đắp Cứng Vít Tải Than , Vít Tải Liệu
  • Hàn Đắp Phục Hồi Răng Bánh Xích
  • Hàn Đắp Phục Hồi Răng Gầu Máy Xúc , Máy Ủi
  • Hàn Đắp Phục Hồi Mũi Khoan
  • Sửa Chữa Các Chi Tiết Bị Mài Mòn , Cần Phục Hồi Khác…


Ứng dụng que hàn chống mòn trong ngành mía đường


Philarc – Chuyên về dòng sản phẩm que hàn đặc chủng dùng sửa chữa – phục hồi các thiết bị trong nhà máy mía đường như :

  • Dao cắt Mía
  • Trục ép – Rulo ép , nghiền Mía
  • Dao băm mía
  • Búa nghiền mía…
  • Và rất nhiều chi tiết khác trong nhà máy mía đường


Các ứng dụng que hàn trong nhà máy xi măng


PHILARC – chuyên cung cấp các loại que hàn đặc chủng dùng cho hàn đắp cứng chống mài mòn và sửa chữa các chi tiết trong nhà máy xi măng

1. Vòng đệm chống tháo lỏng Nord Lock

2. Que hàn Inox – Chống gỉ:

– Que hàn E309L -16 : hàn râu móc lò quay, gối đỡ lò quay

– Que Hàn chịu nhiệt : E310-16

– Que Hàn chống ăn mòn hóa chất : E316L-16

– Que Hàn inox : 308 ; 309

– Que Hàn sửa chữa đa năng : E312-16

3. Que hàn Đắp cứng chống mài mòn

– Hàn lớp hoàn thiện trên máy nghiền đứng, nghiền thô như : búa nghiền máy nghiền than , nghiền Clinker, , nghiền xi măng ,máy kẹp hàm, máy nghiền côn , răng gầu xúc và 2 đầu lưỡi ủi.

– Hàn đắp cứng chống mài mòn cho các chi tiết như vỏ bơm , dao cắt , trục cam.

– hàn đắp phục hồi Con lăn bàn nghiền

– Hàn sửa chữa Vành băng đa , con lăn đỡ lò , gối đỡ lò quay

– Hàn sửa chữa các vết nứt thép đúc, gang đúc( trong một số trường hợp vết nứt nhỏ, đơn giản), hàn sửa bánh răng, cổ trục bị mòn.

Vỏ Quạt , Cánh Quạt …

4. Que hàn đặc biệt

– Que Hàn sửa chữa vành băng đa : Nikelarc 182 – tương đương XHD2222

– Que Hàn Gang : 98% Nikel , 56 Nikel

5. Que hàn đặc chủng khác


Ứng dụng trong nhà máy gạch ngói, đất sét nung


Que hàn Philarc ứng dung cho hàn đắp cứng chống mài mòn và sửa chữa thiết bị trong các nhà máy sản xuất gạch ngói – vật liệu đất sét nung như :

  • Hàn đắp cứng chống mài mòn cho cánh xoắn máy đùn – trái tim của nhà máy gạch ngói
  • Hàn đắp cứng chống mòn cho khuôn gạch không nung.
  • Vít tải liệu : các băng tải vít, chân trộn , dao nhào …
  • Hàn đắp cứng chống mòn cho búa nghiền than , nghiền xỉ than , rulo nghiền…
  • Hàn đắp cứng răng gầu xúc và 2 đầu lưỡi ủi..
  • Hàn đắp cứng quả lô cán đất , đá….


Kỹ thuật hàn đắp cứng – Chống mài mòn


Hàn đắp trục chủ yếu là để sửa chữa các chi tiết dạng trục mòn do tiếp xúc. Trong kỹ thuật hàn đắp có thể ứng dụng phương pháp hàn hồ quang, thực hiện bằng dòng xoay chiều và dòng một chiều.

– Chọn thành phần kim loại đắp phụ thuộc vào điều kiện công tác của chi tiết. Sự hao mòn có thể gây ra do ma sát, do va đập, ở nhiệt độ bình thường, nhiệt độ cao và trong môi trường ăn mòn (axit, bazơ…)

– Trước khi đắp, ở chỗ hàn đắp phải làm sạch cần thiết một số tạp chất bẩn, dầu, mỡ… Làm cho kim loại có ánh kim như ban đầu rồi mới có thể hàn đắp đường thứ nhất. Khi hàn đắp đường thứ hai cần phải làm chảy 1/3 chiều rộng của đường hàn thứ nhất, các mối hàn đó chiều rộng đều nhau.

– Khi tiến hành hàn đắp nhiều lớp, mỗi lớp đều phải cạo sạch xỉ hàn. Khi hàn đắp vì diện tích nung nóng và số lần nung nóng nhiều nên dễ sinh ra sự biến dạng lớn, thậm chí còn bị nứt. Cho nên chiều của lớp thứ hai phải thẳng góc với lớp thứ nhất.

– Để giảm bớt sự biến dạng, có thể nhân lúc còn nóng dùng búa tay gõ nhẹ vào lớp hàn đắp.

– Khi hàn cần chú ý tránh chỗ kết thúc của mối hàn sinh ra những rãnh hồ quang quá sâu làm ảnh hưởng đến sự hình thành của mối hàn lớp sau.

– Để đáp ứng yêu cầu gia công, sau khi hàn đắp cần phải để chiều cao mối hàn phù hợp, bề dày của hàn đắp phải lớn hơn độ dày yêu cầu sau khi gia công của nó từ 3 ÷ 5mm.

– Hàn đắp có thể thực hiện theo đường xoắn ốc hoặc đường sinh.